Bất động sản đang tác động đến 38 ngành nghề

Bất động sản đang tác động đến 38 ngành nghề

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 38 ngành nghề phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản.

Theo thống kê, hầu hết doanh nghiệp các ngành vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, vận tải… đều đang bị ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản, các doanh nghiệp nhóm ngành này hầu như phải dừng sản xuất – kinh doanh. Người mua nhà giảm, đồng nghĩa với việc tiêu thụ các loại sản phẩm gia dụng (điện tử, ngoại thất…) giảm. Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… cũng bị ảnh hưởng mạnh. Ngoài ra, thị trường bất động sản sụt giảm là một phần nguyên nhân khiến hàng triệu lao động thất nghiệp.  

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu các chính sách vĩ mô được điều chỉnh, các dự án phù hợp với nhu cầu thị trường được kích hoạt, thị trường bất động sản sẽ khởi động trở lại, các thị trường khác sẽ được cải thiện.

m

Hội môi giới bất động sản Việt Nam kiến nghị cần có chính sách kích hoạt sự phát triển thị trường bất động sản để cải thiện các ngành nghề khác

Do đó, Hội môi giới kiến nghị cơ quan Nhà nước cần xác định thị trường bất động sản có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, đưa ra các chính sách hướng đến mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho thị trường bất động sản. 

Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới, rất cần các chính sách kích hoạt sự phát triển của thị trường bất động sản để làm đòn bẩy thúc đẩy cho các ngành sản xuất đang bị đình trệ như vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, vận tải, ngành hàng điện tử, tiêu dùng… phục vụ cho người dân mua sắm khi về nhà mới. 

Đẩy nhanh quá trình sửa luật đang tạo rào cản để tháo gỡ các điểm nghẽn của thị trường. Tổ công tác Chính phủ sớm đưa ra các kiến nghị cụ thể để tháo gỡ nhanh các nút thắt pháp lý, đã và đang tạo rào cản cung cấp nguồn hàng vào thị trường và tạo sự đình trệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan. Đặc biệt là các dự án có tính phù hợp với nhu cầu thực của thị trường như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội. 

Nên có các chính sách tín dụng linh hoạt đối với các dự án cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực của thị trường. Chính sách giúp các doanh nghiệp ổn định các kênh dẫn vốn, để ổn định đầu tư, phát triển là vô cùng cần thiết. 

Điều hành lãi suất linh hoạt, áp mức lãi cao với các hoạt động không thực sự cần thiết thời điểm này; điều chỉnh giảm với các đối tượng có nhu cầu thực, đặc biệt là nhà ở xã hội. Tạo cơ chế thông thoáng đối với người dân vay mua nhà ở thực, hạn chế và giảm thiếu tối đa các chi phí liên quan đến thủ tục vay vốn. 

Nghiên cứu, cung cấp các gói tín dụng đặc biệt nhằm kích cầu và thỏa mãn “lực cầu thực” hướng đến nhóm đối tượng người có thu nhập thấp vay mua nhà để ở, tương tự gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng năm 2013. 

Bích Trần

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Dịch Vụ CNTT DHL - Bảo trì máy tính tận nơi