Thời gian gần đây, nhiều người dân vì chưa được trả CCCD gắn chip nên gặp nhiều khó khăn khi phải hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cho những công việc khác. Cùng với đó có sự xuất hiện của một khái niệm mới là số định danh cá nhân. Vậy số định danh cá nhân có khác số căn cước công dân không?
Số định danh cá nhân có khác số căn cước công dân không?
Số định danh cá nhân là gì?
Số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên CSDLQGVDC và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Cho phép dùng số định danh cá nhân để làm thủ tục nhà đất (Nguồn: VnExpress)
Số căn cước công dân là gì?
Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP: Số căn cước công dân dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Từ 2 định nghĩa trên, đối với những người đã làm thẻ Căn cước công dân (với số thẻ 12 số), số thẻ Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân. Số Chứng minh nhân dân (9 số) không phải là số định danh cá nhân. Do vậy, những người chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì cần làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Cấu trúc của số căn cước công dân (Nguồn: Internet)
Hiện nay, thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trẻ em ngay từ khi sinh ra sẽ được cấp số định danh cá nhân. Mã số định danh cá nhân này chính là số thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 14 tuổi đi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, có thể kết luận rằng số định danh cá nhân và số căn cước công dân là hoàn toàn giống nhau.
Bạn đã làm căn cước công dân gắn chip chưa?
Nguồn: VTVNews